Bộ 18 Đề thi Học sinh giỏi Sinh học 9 cấp Tỉnh (Có đáp án)

Câu 1. (2,0 điểm)

1) Menden là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào nghiên cứu di truyền. Theo em, phương pháp nghiên cứu đó là gì? Nêu nội dung của phương pháp đó.

2) Ở một loài thực vật tự thụ phấn, người ta thấy tính trạng màu hoa có 2 loại là hoa đỏ và hoa trắng. Vận dụng phương pháp nghiên cứu của Menđen, hãy chỉ ra các phép lai để xác dịnh quy luật di truyền của tính trạng màu hoa. Biết tính trạng màu hoa do một gen có hai alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.

Câu 2. (3,0 điểm)

1) Nêu những biến đổi về hình thái của nhiễm sắc thể qua các kì của nguyên phân.

2) Trong quá trình nguyên phân nhiễm sắc thể thường đóng xoắn cực đại vào kì giữa và dãn xoắn tối đa vào kì cuối. Cho biết ý nghĩa của các hiện tượng trên.

3) Ở một loài thực vật, có bộ nhiếm sắc thể lưỡng bội , cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp từ . Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4 người ta đểm được trong tất cả các tế bào con có 368 crômatit. Hãy xác định bộ nhiễm sắc thể của hợp tử này.

Câu 3. (2,0 điểm)

1) Trình bày các nguyên tắc nhân đôi ADN để đảm bảo tạo ra 2 phân tử ADN con giống nhau và giống ADN mẹ.

2) Em có nhận xét gì về trình tự các loại đơn phân trên mạch mARN so với mỗi mạch đơn của gen đã tổng hợp nên mARN đó? Giải thích.

Câu 4. (2,0 điểm)

1) Trình bày các bậc cấu trúc của prôtêin.

2) Có 6 phân tử ADN mẹ nhân đôi một số lần bằng nhau tạo thành các phân tử ADN con. Biết số mạch đơn của các ADN mẹ chiếm 3,125% tổng số mạch đơn trong các ADN con. Mỗi phân tử ADN mẹ đã nhân đôi bao nhiêu lần? Trong các ADN con tạo ra có bao nhiêu phân tử mang hai mạch mới hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường?

Câu 5. (3,0 điểm)

1) Khi quan sát ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của một bệnh nhân như hình 1, bạn Hùng khẳng định: "Người bệnh này có 45 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng, giới tính là nam và mắc phải bệnh Đao".

Theo em, nhận định của bạn Hùng đúng hay sai? Giải thích và nêu cơ chế phát sinh của bệnh này.

docx 118 trang Thế Anh 28/06/2025 211
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 18 Đề thi Học sinh giỏi Sinh học 9 cấp Tỉnh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 18 Đề thi Học sinh giỏi Sinh học 9 cấp Tỉnh (Có đáp án)

Bộ 18 Đề thi Học sinh giỏi Sinh học 9 cấp Tỉnh (Có đáp án)
 Bộ 18 Đề thi Học sinh giỏi Sinh học 9 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com
 DeThiKhoaHocTuNhien.com Bộ 18 Đề thi Học sinh giỏi Sinh học 9 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com
 ĐỀ SỐ 1
 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH Môn thi: SINH HỌC
 Thời gian làm bài: 180 phút 
Câu 1: (2,0 điểm) 
1.1. Để chuẩn bị thực phẩm cho những ngày Tết, sáng ngày 29 Tết mẹ tôi 
mua về đủ các loại thịt, rau, củ, quả. Sau đó mẹ tôi rửa sạch, phân loại, để 
ráo và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, nhưng vì mua quá nhiều nên mẹ tôi huy 
động cả ngăn đá để bảo quản thịt, rau, củ, quả. Việc mẹ bảo quản cả thịt và 
rau, củ, quả ở ngăn đá là không đúng. Bạn giúp tôi giải thích cho mẹ hiểu 
loại thực phẩm nào được bảo quản ở ngăn đá, loại thực phẩm nào được bảo 
quản ở ngăn mát.
1.2. Các lực liên kết khác nhau rất cần thiết để duy trì cấu trúc bậc 3 của 
protein. Hình 1 cho thấy một số kiểu liên kết hóa học điển hình trong cấu 
trúc bậc 3 của phân tử protein.
Dựa vào sơ đồ trong Hình 1 cho biết tên của từng loại liên kết (1), (2), (3) và 
(4).
Câu 2: (2,0 điểm) 
2.1. Người ta tiến hành thí nghiệm đánh dấu protein bề mặt 
màng tế bào bằng thuốc nhuộm huỳnh quang, sau đó dùng tia 
laser tẩy màu ở một vùng trên màng đã được đánh dấu rồi quan 
sát sự xuất hiện huỳnh quang trên vùng bị tẩy theo thời gian, kết 
quả được thể hiện ở Hình 2.
Hãy nêu nhận xét và giải thích kết quả thí nghiệm dựa trên tính 
khảm động của màng.
2.2. Một tế bào ở đỉnh sinh trưởng của một loài thực vật lưỡng bội nguyên phân liên tiếp 8 lần. Sau một số 
lần nguyên phân đầu tiên có 3 tế bào bị đột biến tứ bội. Sau một số lần nguyên phân tiếp theo, có 2 tế bào 
lưỡng bội khác bị đột biến tứ bội. Tất cả các tế bào con tạo ra đều nguyên phân bình thường. Kết thúc lần 
nguyên phân cuối cùng đã có 228 tế bào con được sinh ra.
2.2.1. Tính số lượng tế bào lưỡng bội và số lượng tế bào tứ bội được tạo ra trong quá trình trên.
2.2.2. Xác định thứ tự các lần phân bào xảy ra đột biến.
Câu 3: (2,0 điểm)
3.1. Người ta đã phân lập được 6 chủng vi khuẩn kị khí từ môi trường đất (A-F) để nghiên cứu vai trò của 
chúng trong chu trình nitrogen. Mỗi chủng được nuôi cấy trong 4 loại môi trường dinh dưỡng khác nhau: 
(1) Peptone (polypeptide ngắn), (2) Ammonium, (3) Nitrate + carbohydrate, (4) Nitrite. Sau 7 ngày nuôi 
cấy, kết quả quan sát được trình bày ở Bảng 1.
 Bảng 1
 Chủng vi khuẩn
 STT Môi trường dinh dưỡng
 A B C D E F
 DeThiKhoaHocTuNhien.com Bộ 18 Đề thi Học sinh giỏi Sinh học 9 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com
 1 Peptone +, pH ↑ +, pH ↑ - +, pH ↑ - +,pH↑
 ―
 2 Ammonium - - +,NO2 - - -
 3 Nitrate + carbohydrate +, Khí + - + - +, Khí
 ―
 4 Nitrite - - - - +,NO3 -
Ghi chú: (+) vi khuẩn sinh trưởng; (-) vi khuẩn không sinh trương.
( ↑) pH của môi trường tăng lên.
 ―
( 3 )Kết quả dương tính khi kiểm tra sụ có mặt của nitrate.
 ―
( 2 )Kết quả dương tính khi kiểm tra sụ có mặt của nitrite.
Hãy xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn. Giải thích.
3.2 Nấm men (S.cerevisiae) có thể chuyển hóa glucose theo con đường hô hấp hiếu khí hoặc lên men rượu 
tùy thuộc vào điều kiện môi trường có hay không có mặt của oxigen. Các tế bào nấm men được nuôi trong 
hai điều kiện khác nhau (A,B). Ở mỗi điều kiện, người ta đo lượng O2 hấp thụ và lượng CO2 thoát ra từ 
môi trường nuôi cấy khi nấm men chuyển hoá hết một lượng glucose như nhau, kết quả được thể hiện ở 
Bảng 2.
 Bảng 2
 Điều kiện Lượng O2 hấp thụ (ml) Lượng CO2 thoát ra (ml)
 A 0 20
 B 30 40
3.2.1. Cho biết các tế bào nấm men được nuôi cấy trong mỗi điều kiện A và B thực hiện chức năng 
chuyển hóa glucose theo con đường nào? Giải thích và viết phương trình hóa học ở mỗi điều kiện.
3.2.2. Cho biết mỗi phân tử glucose chuyển hóa hiếu khí tạo ra 32 ATP, nhưng chỉ tạo ra 2 ATP khi 
không có mặt khí oxigen. Nếu có 100 ATP được tạo ra trong điều kiện A thì tương ứng với số glucose này 
sẽ có bao nhiêu ATP được tạo ra trong 
điều kiện B ? Giải thích cách tính.
Câu 4: (2,0 điểm)
4.1. Hiện nay trên thế giới đã phát hiện rất 
nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2. Ví 
dụ 5 chủng virus SARS-CoV-2 phổ biến 
được minh họa trong Hình 3.
4.1.1. Các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 khác nhau ở điểm 
nào và lợi ích của việc tạo biến thể mới đối với virus?
4.1.2. Giải thích tại sao virus lại dễ dàng tạo ra nhiều biến thể mới.
4.2. Người ta nuôi cấy vi khuẩn E.coli trên đĩa thạch dinh dưỡng 
cho đến khi đạt mật độ phù hợp, sau đó cho một lượng phage T 4 
vào môi trường nuôi cấy và nghiên cứu quá trình lây nhiễm của 
chúng. Kết quả được thể hiện ở Hình 4, với các giai đoạn (a), (b), 
(c) được phân chia bởi dấu "•".
4.2.1. Giai đoạn nào ở Hình 4 là phù hợp với mô tả sau đây và giải 
thích. 
A. Hầu hết tế bào vi khuẩn trong môi trường bị phá vỡ.
 DeThiKhoaHocTuNhien.com Bộ 18 Đề thi Học sinh giỏi Sinh học 9 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com
B. Chủ yếu diễn ra quá trình sinh tổng hợp các thành phần của phage T4.
4.2.2. Sự lây nhiễm của phage T4 có bị ảnh hưởng hay không nếu các tế bào vi khuẩn E.coli được xử lý 
trước với lysozyme? Giải thích.
Câu 5: (2,0 điểm) 
5.1. Đồ thị Hình 5 minh hoạ các giai đoạn điện thế động ở tế 
bào thần kinh mực ống.
Xác định mức độ mở, đóng của kênh và kênh ở mỗi giai đoạn 
này.
5.2. Khi chúng ta vận động mạnh (như chạy, chơi bóng chuyền, 
bóng rổ) thì các chỉ số về: nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt, thời 
gian chu kì tim sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
Câu 6: (2,0 điểm)
6.1. Hãy cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu thụ thể đau ở người bị tổn thương?
6.2. Môi nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
A. Ở người, khi thở ra áp suất trong khoang màng phổi là -4 mmHg nhưng khi hít vào thì áp suất trong 
khoang màng phổi lại là -7 mmHg .
B. Khi tràn dịch màng phổi làm mất áp lực âm trong khoang màng phổi thì nhịp thở giảm.
Câu 7: (2,0 điểm)
7.1. Giải thích vì sao dịch vị không phá hủy chính các tế bào tiết ra nó và cũng không gây thương tổn cho 
lớp niêm mạc dạ dày?
7.2. Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của 3 loại thuốc A, B và C đến quá trình truyền tin qua 
synapse thần kinh - cơ xương ở chuột. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Khi sử dụng thuốc A thì gây tăng giải 
phóng chất dẫn truyền thần kinh (chất trung gian hoá học), khi sử dụng thuốc B thì gây ức chế hoạt động 
của enzyme acetylcholinesterase và khi sử dụng thuốc C thì gây đóng kênh calci ở synapse.
Hãy cho biết các thuốc A, B, C ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của cơ xương? Giải thích.
Câu 8: (2,0 điểm)
8.1. Một số ứng dụng cảm ứng của thực vật trong thực tiễn được liệt kê trong Bảng 3. Cho biết mỗi ứng 
dụng đó dựa trên cơ sở của loại cảm ứng nào và mang lại lợi ích gì đối với con người?
 Bảng 3
 A. Làm giàn khi trồng bầu, bí, mướp, khổ qua.
 B. Hạt lúa, hạt bắp thường phơi khô trước khi đưa vào kho.
 C. Trồng xen canh giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng.
 D. Thắp đèn cho cây thanh long vào buổi tối.
8.2. Giải thích vì sao phần phía ngoài của thân cây tre thường bền chắc hơn phần phía trong, nhưng ở cây 
thân gỗ thì ngược lại.
Câu 9: (2,0 điểm)
9.1. Hãy cho biết mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
- Phát biểu 1: Để bảo quản thóc giống nên phơi hoặc sấy đến độ ẩm bằng 0%.
- Phát biểu 2: Nên cất giữ cam, quýt trong túi hoặc bao ni lông thật kín.
- Phát biểu 3: Để bảo quản rau, củ, quả, người ta thường tác động đến nhiệt độ hơn là độ ẩm.
 DeThiKhoaHocTuNhien.com Bộ 18 Đề thi Học sinh giỏi Sinh học 9 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com
- Phát biểu 4: Người ta thường bơm nitrogen vào kho bảo quản nhằm giảm lượng CO2, từ đó hạn chế hô 
hấp.
9.2. Giải thích vì sao ở thực vật, khi tiến hành nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp với điều 
kiện đầy đủ thì không phải 100% tế bào hoặc mô lấy từ các phần khác nhau của cơ thể đều có thể phát 
triển thành một cây hoàn chỉnh.
Câu 10: (2,0 điểm)
10.1. Một thí nghiệm được bố trí như Hình 6a để kiểm tra ảnh hưởng của một yếu tố ngoại cảnh tới quang 
hợp ở rong đuôi chó, kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở Hình 6b.
 10.1.1. Thí 
 nghiệm kiểm tra 
 ảnh hưởng của 
 yếu tố nào tới 
 quang hợp? 
Giải thích kết quả thí nghiệm.
10.1.2. Dự đoán hiện tượng và giải thích kết quả thí nghiệm khi thay nước trong cốc bằng nước đun sôi để 
nguội.
10.2. Dung dịch phenol có màu vàng khi trong môi trường có CO2 và sẽ có màu đỏ khi trong môi trường 
không có CO2. Cho các dụng cụ và hóa chất sau: một cốc đựng phenol, một chậu cây nhỏ, một chuông 
thủy tinh kín.
10.2.1. Hãy bố trí thí nghiệm để chứng minh CO2 là nguyên liệu của quang hợp? Giải thích kết quả.
10.2.2. Để thí nghiệm cho kết quả tốt nhất nên sử dụng cây làm thí nghiệm là cây 3 hay cây C4? Giải 
thích.
 --- HẾT ---
 DeThiKhoaHocTuNhien.com Bộ 18 Đề thi Học sinh giỏi Sinh học 9 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com
 HƯỚNG DẪN CHẤM
 Thang 
Câu Ý Nội dung diễn dạt
 diềm
 Ơ ngăn đá có nhiệt độ thấp, nước sẽ đóng băng, tỉ trọng giàm và tăng thể tích. 0,25
 Tế bào thực vật (rau, củ, quả) có thành cellulose rất khó co giãn, cho nên khi nước 
 trong tế bào thực vật đông cứng, giãn nở làm vỡ thành tế bào gây ra sự bầm dập và 0,25
 bị nhũn.
 1.1
 Tế bào động vật (thịt, cá, ...) thì không có thành cellulose nên tế bào co giãn rất tốt, 
 0,25
 do đó không có hiện tượng bầm dập như thực vật.
1 (2đ)
 Vi vậy chi nên bảo quản thịt ở ngăn dá, còn rau, củ, quả thì bảo quản ở ngăn mát tủ 
 0,25
 lạnh.
 (1): Liên kết hóa trị- 11 photplo dieste 0,25
 (2): Liên kết Van der Waals 0,25
 1.2
 (3): Liên kết hydrogen 0,25
 (4): Liên kết ion 0,25
 Nhận xét: + Ở vùng bị tẩy có hiện tượng phục hồi huỳnh quang 0,25
 + Tỉ lệ phục hồi huỳnh quang sấp si 50%. 0,25
 Giải thích: + Màu huỳnh quang được phục hồi là do các protein được đánh dấu ở 
 0,25
 2.1 vùng không bị tẩy màu di chuyển đến vùng bị tẩy
 + Nguyên nhân có thể do mật dộ protein đã bão hòa hoạct thời gian không dủ dài 
 hoặc 1 số protein liên kết với khung xương tế bào nên không di chuyển vào được => 0,25 
 do đó ti lệ phục hồi huỳnh quang chi đạt sấp si 50%.
 2.2.1. Do bị đột biến tứ bội nên số tế bào con sinh ra vào cuối quá trình ít hơn so với 
2 (2đ) bình thường. Vì vậy, sự chênh lệch số tế bào con trong hai trường hợp là số tế bào 0,25
 tứ bội được sinh ra vào cuối quá trình.
 Số tế bào tứ bội = 28 ―228 = 28 Số tế bào lưỡng bội = 228 ― 28 = 200 0,25
 2.2.2. Gọi x là số lần nguyên phân tiếp tục của 3 tế bào bị đột biến đầu tiên. y là số 
 2.2
 lần nguyên phân tiếp tục của 2 tế bào bị đột biến tiếp theo. ( , nguyên dương, >
 0,25
 ). Ta có: 3.2 + 2.2 = 28
 Biện luận ⇒ = 3, = 1
 Lần phân bào xảy ra đột biến đầu tiên là 8 ― 3 = 5 
 0,25
 Lần phân bào xảy ra đột biến tiếp theo là 8 ― 1 = 7
3 (2d) 3.1 - Kiểu dinh dưỡng của chủng A,B,D,F là hóa dị dưỡng 0,25
 Vì chúng sử dụng hợp chất hữu cơ làm nguồn năng lượng và nguồn carbon cho quá 0,25
 trình sinh trưởng
 +
 - Kiếu dinh dưỡng của chủng C là hóa tự dưỡng. Vì chủng C biến đồi NH4 thành 
 ―
 NO2 và sử dưng năng lượng sinh ra từ quá trình này dể tổng hợp chất hũu cơ cho 0,25
 sinh trưởng. 
 DeThiKhoaHocTuNhien.com Bộ 18 Đề thi Học sinh giỏi Sinh học 9 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com
 ―
 - Kiểu dinh dưỡng của chùng E là hóa tự dưỡng. Vi chủng E biến đổi NO2 thành 
 ―
 NO3 và sử dụng năng lượng sinh ra từ quá trình này để tồng hợp chất hữu cơ cho 0,25
 sinh trưởng.
 3.2 3.2.1. Trong điểu kiện A : Nấm men chuyển hóa glucose theo con đường lên men 
 0,25
 rượu vì không có O2 hấp thụ mà có CO2 thoát ra:C6H12O6→2C2H5OH + 2CO2 +Q
 Trong điều kiện B : Nấm men chuyển hóa glucose theo 2 con đường hô hấp hiếu khí 
 và lên men rượu. Bởi vì chỉ có 30mlO2 hấp thụ mà thoát ra 40 mlCO2 nên sẽ có 
 30mlCO2 tạo ra bằng con đường hô hấp hiếu khí và 10 ml CO2 dược tạo ra bằng con 0,25
 đường lên men rượu. C6H12O6 +6O2→6CO2 +6H2O + Q
 C6H12O6→2C2H5OH + 2CO2 + Q
 3.2.2. Trong điều kiện A, thì 1 đơn vị glucose tạo ra 2 đơn vị ATP nên muốn tạo ra 
 100 đơn vị ATP phải có 50 don vị glucose dược chuyển hóa và tương ứng với 20ml 0,25
 CO2 thoát ra.
 Trong diều kiện B có 40mlCO2 thoát ra, trong đó có 10mlCO2 thoát ra từ con 
 đường lên men rượu ⇔ Có 25 đơn vi glucose tham gia lên men và tạo ra 
 25 × 2 = 50 đơn vị ATP. Còn 25 đơn vị glucose tham gia hô hấp hiếu khi tạo ra 0,25
 32 × 25 = 800 đơn vị ATP. Tổng đơn vị ATP được tạo ra trong diều kiện B là 
 50 + 800 = 850.
4 (2đ) 4.1 4.1.1. Các biến thề mới của virus SARS-CoV-2 sai khác với chủng virus ban dầu về 
 tổng số lượng các đột biến đặc tumg, trong đó có đột biến gene 푆 - gene tạo gai 0,25
 glycoprotein.
 Dẫn đến sự thay đổi về lớp vó (kháng nguyên bề mặt biến thể thay đổi) 0,25
 Tăng khả năng xâm nhập, lây truyền và làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể 
 0,25
 không nhận ra được virus (lẫn tránh hệ miễn dịch), giảm hiệu quả của vaccine.
 4.1.2. Quần thể virus có kích thước lớn, khả năng nhân lên nhanh, lây nhiễm rộng, 
 0,25
 do đó xác suất đột biến cao.
 4.2 4.2.1.
 - Giai đoạn (a) phù hợp với mô tả B: Tốc độ lây nhiễm giảm dần về 0 do phage T4 
 0,25
 xâm nhập dần vào trong tế bào vi khuẩn nhumg chưa có phage T 4 mởi tạo thành. - 
 0,25
 Giai đoạn (c) phù hợp với mô tả A: vì ờ giai đoạn này tốc độ lây nhiểm giảm dần do 
 phần lớn vi khuẩn bị chết.
 4.2.2.
 - Do E.coli là vi khuẩn Gram âm, có kháng nguyên (thụ thề) nằm trên lớp 
 0,25
 polilyposaccharide cùa thành tế bào. Do đó khi xử lý lysozyme chỉ làm tan lớp 
 0,25
 peptidoglycan của thành tế bào, không ảnh hưởng đến lớp polilyposaccharide, do đó 
 phage vẫn nhận biết và lây nhiễm vào E.coli.
5 (2đ) 5.1 - (1): Kênh Na+mờ it, kênh K+mờ ít (phần lớn đóng). 0,25
 - (2): Kênh Na+mờ nhiếu, kênh K+mờ ít (phần lớn đóng)/ điờ) 0,25
 DeThiKhoaHocTuNhien.com Bộ 18 Đề thi Học sinh giỏi Sinh học 9 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com
 - (3): Kênh Na+đóng, kênh K+mờ nhiều. 0,25
 - (4): Kênh Na+đóng, kênh K+mờ ít. 0,25
 5.2 Nhịp tim tăng để tăng nhanh quá trình vận chuyền máu trong mạch đáp ứng nhu cầu 
 0,25
 trao đổi chất của tế bào và cơ thể.
 Huyết áp tăng do nhịp tim tăng nên lượng máu tim dẩy ra động mạch nhiểu để đáp 
 0,25
 úng nhu cầu của các cơ quan.
 Thân nhiệt tăng do quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh để cung cấp năng lượng 
 0,25
 ATP cho các hoạt động.
 Thời gian 1 chu kì tim giảm do ti lệ nghịch với số nhịp tim trong một phút. 0,25
6 (2đ) 6.1 Khi thụ thể đau bị tổn thương thì cơ thể sẽ không cảm nhận được cảm giác đau. → 0,25
 Cơ thể không nhận thức được sự nguy hiểm của những tổn thương. → Không diễn 0,25
 ra các cơ chế bảo vệ dẫn đến tình trạng tổn thương cơ thể ngày càng nghiêm trọng. 0,25
 Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đển các biến chứng khác nhau, thậm chí có 
 0,25
 thể gây tử vong.
 6.2 - Vì: Khi thở ra cơ hô hấp giãn, lồng ngực giãn ra trước khi phổi giãn do vậy thể 0,25
 tích khoang màng phổi tăng lên, tăng áp suất âm. 0,25
 B. Sai - Vì: Phổi co nhỏ lại dẫn đến giảm thông khí và trao đổi khí ở phổi, giảm O 
 2 0,25
 và tăng lượng CO trong máu tác động trực tiếp và gián tiếp lên trung khu hô hấp 
 2 0,25
 làm tăng nhịp thở.
7 (2đ) 7.1 Do thành phần dịch vị vẫn bất hoạt cho đến khi chúng được giải phóng vào xoang 
 0,25
 dạ dày:
 - Tế bào dinh tiết ion H+và Cl―sau đó chúng được bơm vào xoang dạ dày qua các 
 0,25
 kênh đặc hiệu trên màng. Ion H+kết hợp với ion Cl―dề tạo thành HCl .
 - Trong khi đó, tế bào chính giải phóng pepsin vào xoang dạ dày dưới dạng bất hoạt 
 gọi là pepsinogene. HCl biến pepsinogene thành pepsin hoạt động. Pepsin hoạt động 
 0,25
 lại giống HCl tiếp tục biến pepsinogene còn lại thành pepsin hoạt động ⇒ Càng 
 nhiều enzyme có hoạt tính được hình thành.
 - Lớp niêm mạc dạ dày chống lại sự tự tiêu hóa bằng cách bài tiết chất nhầy. Ngoài 
 ra sự phân chia tế bào liên tục bổ sung tế bào vào lớp biều mô mới cứ 3 ngày lần, 0,25
 thay thế tế bào bị bong ra do tác dộng của dịch vị.
 7.2 - Thuốc A làm tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, làm cho thụ thể ở màng 
 0,25
 sau synapse bị kích thích liên tục và cơ tăng cường co giãn.
 - Thuốc B gây ức chế hoạt dộng của enzyme acetylcholinesterase dẫn đến 
 acetylcholine không bị phân huẏ, làm cho thụ thể ở màng sau synapse bị kích thích 0,25
 liên tục và cơ tăng cường co giãn.
 - Cơ co giãn liên tục gây mất nhiều năng lượng và cuối cùng ngùmg co (liệt cơ), có 
 0,25
 thể dẫn đến tử vong.
 - Thuốc C làm Ca2+ không vào dược tế bào, acetylcholine không gỉai phóng ra ở 
 0,25
 chuỳ synapse, dẫn đến cơ không co được.
 DeThiKhoaHocTuNhien.com Bộ 18 Đề thi Học sinh giỏi Sinh học 9 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com
 8 (2đ) 8.1 A. Làm giàn khi trồng bầu, bí, mướp, khổ qua: Hướng tiếp xúc; thúc đẩy sự sinh 
 0,25
 trưởng của thân, kích thích thân vươn dài ra.
 B. Hạt lúa, hạt bắp thường phơi khô trước khi đưa vào kho: Ứng động sinh trưởng; 
 0,25
 kéo dài thời gian ngủ của hạt - tăng thời gian bảo quản hạt giống.
 C. Trồng xen canh giỡa cây ưa sáng với cây ưa bóng: Tính hướng sáng; tiết kiệm 
 0,25
 diện tích đất trồng, đa dạng sàn phẩm, dem lại hiệu quả kinh tế cao.
 D. Thắp đèn cho cây thanh long vào buổi tối: Ứng dộng sinh trường; kích thích sự 
 0,25
 ra hoa cùa cây thanh long khi trái vụ.
 8.2 - Tre là cây một lá mầm, không có sinh trưởng thứ cấp. Cây thân gỗ là cây hai lá 
 0,25
 mầm, có sinh trưởng thứ cấp.
 - Trong thân cây tre càng ra phía ngoài thì số lượng bó mạch càng nhiều, kích thước 
 nhỏ, lòng mạch gỗ càng hẹp và dài, phía trong ruột các mô mềm sẽ chết theo 0,25
 chương trình làm rỗng ruột. Do đó thân cây ở phía ngoài sẽ chắc hơn phía trong.
 - Ở cây thân gỗ: có quá trình sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của tầng sinh mạch 
 0,25
 nên các bó mạch gỗ sơ cấp được đẩy vào trong lõi.
 - Gỗ lõi gồm các mạch gỗ sơ cấp có thành rất dày, thấm nhiều lignhin trong khi ở 
 phía ngoài là mô mềm và gỗ thứ cấp (thành mỏng và yếu hơn). Do đó phía ngoài 0,25
 kém chắc hơn phía trong thân gỗ.
 9 (2đ) 9.1 - Phát biểu 1: sai. Nếu phơi hoặc sấy đến độ ẩm gần bằng 0% thi không duy trì được 
 0,25
 hô hấp tế bào, do đó hạt thóc sẽ chết, không còn khả năng nảy mầm.
 - Phát biểu 2: sai. Cam quýt khi hô hấp sẽ tạo ra CO2 và tiêu thụ O2. Nếu túi hoặc 
 bao quá kín sẽ làm nồng độ CO2 tăng quá cao, O2 giàm quá thấp, từ đó quá trình hô 0,25
 hấp yếm khí diễn ra làm giàm chất lượng sản phẩm.
 - Phát biếu 3: đúng. Rau, củ, quả đểu có độ ẩm cao và cần duy trì độ ẩm đó trong 
 0,25
 quá trình bảo quản.
 - Phát biếu 4: sai. Bơm nitrogen vào kho bảo quản nhằm hạ thấp nồng độ O , từ đó 
 2 0,25
 hạn chế hô hấp.
 9.2 - Vì nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy mô - tế bào là dựa trên tính toàn năng 
 0,25
 của tế bào, khả năng biệt hóa và phân biệt hóa.
 - Trong cùng một cơ thể, mọi tế bào đều mang đầy dủ lượng thông tin di truyền của 
 0,25
 cơ thể, đều có khả năng biệt hóa và phản biệt hóa.
 - Các tế bào hoặc mô lấy từ các phẩn khác nhau của cơ thể sẽ có mức độ biệt hóa 
 0,25
 khác nhau.
 - Những tế bào càng chuyên hóa về một chức năng nào đó thì càng khó xảy ra quá 
 0,25
 trình phân biệt hóa, vì thế triển vọng thành công cũng khác nhau.
10 (2đ) 10.1 10.1.1. - Thí nghiệm kiểm tra ảnh hưởng của nhiệt độ tới hoạt tính của enzyme 
 0,25
 quang hợp.
 - Khi tăng nhiệt độ từ 10∘C tới 30∘C hoạt tính của enzyme quang hợp tăng dần → 
 0,25
 Cường độ quang hợp tăng nên số bọt khí thoát ra ngày càng tăng.
 DeThiKhoaHocTuNhien.com Bộ 18 Đề thi Học sinh giỏi Sinh học 9 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com
 - Tiếp tục tăng nhiệt độ từ 30∘C lên tới 40∘C hoạt tính của enzyme quang hợp giảm 
 0,25
 → Cường độ quang hợp giảm nên số bọt khí thoát ra ngày càng giảm.
 10.1.2. Không có bọt khí thoát ra vì nước đun sôi dể nguội đã loại bỏ khí CO 
 2 0,25
 (nguyên liệu cho quang hợp) → quang hợp không xảy ra.
 10.2 10.2.1. - Úp chuông thủy tinh lên chậu cây cùng với cốc phenol, để nơi có ánh sáng 
 0,25
 rồi quan sát.
 - Ban đầu, phenol có màu vàng vi không khí trong chuông còn CO2. Sau một thòi 
 gian, dung dịch phenol chuyển dần thành màu đỏ.
 0,25
 Điều đó chứng tỏ lượng CO2 trong chuông giàm dần ⇒ Chứng minh cây đã sừ dụng 
 CO2 cho quang hợp.
 10.2.2. Nên dùng cây C4 làm thí nghiệm vì điểm bù CO2 của cây C4 rất thấp (
 0 ― 10ppm) nên sẽ dùng hết CO2. Còn cây C3 có diểm bù CO2 cao ( ― 퐩퐩퐦) 0,25
 nên sẽ không dùng hết CO2
 DeThiKhoaHocTuNhien.com

File đính kèm:

  • docxbo_18_de_thi_hoc_sinh_gioi_sinh_hoc_9_cap_tinh_co_dap_an.docx