Bộ 27 Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học (Có đáp án)
Câu 1: Trường hợp nào sau đây phản ánh sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường?
A. Người mắc hội chứng Down có ba nhiễm sắc thể 21 nên cơ thể phát triển không bình thường.
B. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp của thực vật tăng nhanh và thường đạt cực đại ở nhiệt độ tối ưu, sau đó giảm dần.
C. Cây phù dung có hoa màu trắng vào buổi sáng, nhưng buổi chiều hoa chuyển sang màu hồng.
D. Người mắc bệnh phenylketonuria trí tuệ kém phát triển do tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Câu 2: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí qua bề mặt cơ thể?
A. Chim bồ câu. B. Giun dẹp. C. Ốc bươu vàng. D. Châu chấu.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng về cấu trúc của gene?
A. Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ trên mạch bổ sung của gene, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
B. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5’ trên mạch khuôn của gene.
C. Ở sinh vật nhân sơ, những gen có liên quan về mặt chức năng thường tồn tại thành từng nhóm với các vùng kết thúc nằm liền kề nhau.
D. Vùng mã hoá chứa thông tin quy định trình tự nucleotide trong phân tử RNA.
Câu 4: Một tế bào mầm sinh dục có bộ NST lưỡng bội 2n = 46 thực hiện giảm phân bình thường. Kết thúc giảm phân II, các tế bào con tạo ra có bộ NST là
A. 46 NST kép. B. 46 NST đơn. C. 23 NST kép. D. 23 NST đơn.
Câu 5: Những người thợ mỏ đào vàng ở Yukon, Canada tình cờ phát hiện một xác ướp voi ma mút lông cừu gần như hoàn hảo bị chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu ở cánh đồng vàng Klondike. Đây là ví dụ về bằng chứng tiến hóa nào?
A. Sinh học phân tử. B. Hóa thạch.
C. Giải phẫu so sánh. D. Tế bào học.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về tái bản DNA?
A. Từ một phân tử DNA sau một lần tái bản bình thường sẽ tạo thành hai phân tử DNA hoàn toàn giống nhau.
B. Tái bản DNA là cơ chế phân tử của sự truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và các thế hệ cơ thể.
C. Trước khi nguyên phân, ở pha G1 của chu kì tế bào, DNA trong tế bào mẹ tái bản và hai bản sao phân chia về hai tế bào con.
D. Quá trình tái bản DNA được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
Câu 7: Cụm từ nào sau đây mô tả vị trí của một gen trên nhiễm sắc thể?
A. Allele. B. Telomere. C. Codon. D. Locus.
Câu 8: Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây?
A. Vây cá chép. B. Cánh bướm. C. Cánh ong. D. Cánh dơi.
Câu 9: Ở một loài thực vật, allele D quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với allele d quy định hoa trắng; tính trạng trung gian sẽ có hoa hồng. Biết rằng không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, phép lai giữa các cây có kiểu gene nào sau đây tạo ra đời con có kiểu hình hoa hồng chiếm tỉ lệ 100%?
A. Dd × dd. B. DD × Dd. C. Dd × Dd. D. DD × dd.
Câu 10: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về di truyền gene ngoài nhân?
(1) Kết quả phép lai thuận nghịch là khác nhau.
(2) Di truyền theo dòng mẹ có ở cả thực vật và động vật.
(3) Vai trò của giao tử đực và giao tử cái là ngang nhau trong đóng góp vật chất di truyền cho cá thể con.
(4) Các gene ngoài nhân không tồn tại thành từng cặp allele như gene trong nhân.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 11: Ở sinh vật nhân thực, bào quan nào sau đây làm nhiệm vụ chuyển hoá năng lượng trong tế bào?
A. Bộ máy Golgi. B. Ti thể. C. Không bào. D. Ribosome.
Câu 12: Mendel tiến hành nghiên cứu các tính trạng nào ở cây đậu Hà Lan?
A. Những tính trạng ngẫu nhiên không có chủ đích.
B. Những tính trạng liên quan đến môi trường sống.
C. Những tính trạng không thể quan sát được bằng mắt thường.
D. Những tính trạng tương phản, như màu hoa và hình dạng hạt.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng về điều hoà biểu hiện gene?
A. Hoạt động của operon lac chịu sự điều khiển của gene điều hoà nằm trong cấu trúc của operon lac.
B. Điều hoà biểu hiện gene xảy ra ở sinh vật nhân sơ, không xảy ra ở sinh vật nhân thực.
C. Monod và Jacob đã nghiên cứu cơ chế điều hoà biểu hiện gene liên quan đến chuyển hoá galactose ở vi khuẩn E. coli.
D. Điều hoà biểu hiện gene là cơ chế góp phần làm cho sản phẩm của gene được tạo thành đúng thời điểm.
Câu 14: Trong điều kiện sinh lí bình thường, ở người trưởng thành, thời gian của pha dãn chung trong một chu kì tim kéo dài khoảng
A. 0,3s. B. 0,8s. C. 0,1s. D. 0,4s.
Câu 15: Trong một tế bào lưỡng bội, xét 2 cặp gene nằm trên cùng một cặp NST giới tính ở vùng tương đồng của X và Y. Theo lí thuyết, cách viết kiểu gene nào sau đây đúng?
A. XBbY. B. XBdYbD. C. XBbYDd. D. XBBYdd.
Câu 16: Ở nhóm động vật nào sau đây có giới cái mang cặp NST giới tính XX và giới đực mang cặp NST giới tính XY?
A. Thỏ, ruồi giấm và các loài chim. B. Hổ, mèo rừng và châu chấu.
C. Trâu, bò, hươu. D. Bồ câu, gà và bướm tằm.
Câu 17: Một NST bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với NST bình thường. Dạng đột biến tạo nên NST bất thường này có thể là dạng nào trong số các dạng đột biến sau?
A. Lặp đoạn NST. B. Mất đoạn NST.
C. Chuyển đoạn trong một NST. D. Đảo đoạn NST.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 27 Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học (Có đáp án)

Bộ 27 Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com DeThiKhoaHocTuNhien.com Bộ 27 Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com ĐỀ SỐ 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BẮC GIANG LẦN 2 NĂM 2025 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Hình 1 mô tả một tế bào của một loài sinh vật đang ở một giai đoạn của một quá trình phân bào bình thường, các chữ cái M, n, c, D kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Hãy dự đoán tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào? A. Kì sau của quá trình nguyên phân. B. Kì giữa của quá trình nguyên phân. C. Kì sau của quá trình giảm phân II. D. Kì sau của quá trình giảm phân I. Câu 2: Sản phẩm của pha sáng trong quang hợp là A. NADPH, H₂O. B. ATP, CO₂. C. ATP, NADPH, O₂. D. ATP, O₂, H₂O Câu 3: Nhận định nào dưới đây đúng khi giải thích sự hình thành chủng vi khuẩn kháng kháng sinh theo học thuyết Darwin được mô tả ở Hình 2 A. Phần lớn các cá thể mang biến dị kháng kháng sinh sẽ chết. B. Đây là cơ chế chọn lọc nhân tạo. C. Thuốc kháng sinh là nguyên nhân gây ra các biến dị. D. Quá trình này sẽ hình thành quần thể thích nghi. Câu 4: Trong công nghệ gene ở động vật, dấu hỏi chấm (?) trong hình dưới đây là DeThiKhoaHocTuNhien.com Bộ 27 Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com A. tế bào gốc phôi. B. gene đột biến. C. phôi cần ghép. D. gene cần chuyển. Câu 5: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào dưới đây có thể làm xuất hiện các allele mới trong quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến. C. Các cơ chế cách li. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 6: Quá trình hình thành các loài B, C, D từ loài A (loài gốc) được mô tả ở hình bên. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình hình thành loài được mô tả theo hình này? A. Nhờ có sự cách li địa lí mà vốn gen của quần thể A ở đảo 1 và ở đất liền; giữa quần thể B ở đảo I với đảo II và đảo III ngày càng khác biệt nhau. B. Quần thể C ở đảo II và đảo III không có sự khác biệt về vốn gen nên không có sự xuất hiện loài mới. C. Dưới tác động của các nhân tố tiến hóa đã làm phân hóa vốn gen giữa các quần thể B ở đảo I, đảo II và đảo III. D. Điều kiện địa lí ở đảo I đã làm phân hóa vốn gen của quần thể A ở đảo I khác với quần thể gốc A ở đất liền. Câu 7: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống? (1) Xây dựng các biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học. (2) Xây dựng các mô hình sinh thái để bảo vệ và khôi phục môi trường sống. (3) Xây dựng các bộ luật về bảo vệ đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên. (4) Xây dựng các công trình nghiên cứu về di truyền, tế bào được áp dụng trong nhân giống, bảo toàn nguồn gene quý hiếm của các loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. (5) Xây dựng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. A. (2), (4), (5). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (5). Câu 8: Phát biểu tư vấn di truyền nào dưới đây phù hợp với thông tin: Xơ nang là một bệnh di truyền, người mang bệnh xơ nang là do nhận yếu tố di truyền gây bệnh xơ nang của cả bố và mẹ. Các nhà khoa học đã tìm được một số biến đổi ở gen CFTR là nguyên nhân chính gây bệnh xơ nang (CF). Một nhà tư vấn di truyền nghiên cứu một gia đình trong đó cả bố và mẹ đều là thể mang về một đột biến CFTR. Họ sinh con đầu tiên bị bệnh này và đang muốn kiểm tra thai để sinh đứa thứ hai xem đó là thai bị bệnh hay là thể mang hay hoàn toàn không mang gene bệnh. Các mẫu DNA từ các thành viên trong gia đình và thai nhi được xét nghiệm PCR và điện di trên gel, kết quả như bảng bên dưới DeThiKhoaHocTuNhien.com Bộ 27 Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com allele Bố Mẹ Con đầu lòng Thai nhi A1 x x A2 x A3 x x x A4 x x A. Thứ tự trội lặn các allele lần lượt là A4 >A3 > A2 > A1. B. Thai nhi bị bệnh vì allele A3 trội hoàn toàn so với A4. C. Thai nhi hoàn toàn khoẻ mạnh. D. Allele gây bệnh là A3 (allele A3 trội hoàn toàn so với A1). Câu 9: Cơ thể có kiểu gene BbDd không tạo được loại giao tử bình thường nào dưới đây? A. bd. B. BD. C. bD. D. Bb. Câu 10: Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) là loài linh trưởng chỉ có ở Việt Nam. Hiện nay loài này có nguy cơ tuyệt chủng cao và được xếp vào mức “Cực kì nguy cấp/CR” trong danh lục đỏ của IUCN cũng như sách đỏ của Việt Nam. Voọc mông trắng là ví dụ về thành phần loài nào trong quần xã? A. Loài chủ chốt. B. Loài đặc trưng. C. Loài ngoại lai. D. Loài ưu thế. Câu 11: Những người thợ mỏ đào vàng ở Yukon, Canada tình cờ phát hiện một xác ướp voi ma mút lông cừu gần như hoàn hảo bị chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu ở cánh đồng vàng Klondike. Đây là ví dụ về bằng chứng tiến hóa nào dưới đây? A. Tế bào học. B. Hóa thạch. C. Sinh học phân tử. D. Giải phẫu so sánh. Câu 12: Kết luận nào dưới đây đúng khi nói về kết quả phân tích vật chất di truyền (tỉ lệ các loại nucleotide) thu được từ các mẫu mô của một bệnh nhân thể hiện bảng sau: Loại nucleotide (%) Loại nuclec acid A T U G C Số 1 18 18 0 32 32 Số 2 20 30 0 30 20 Số 3 23 0 23 25 29 A. Bệnh nhân đang mắc bệnh do kí sinh trùng gây ra. B. Bệnh nhân đang mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. C. Bệnh nhân đang mắc bệnh do virus gây ra. D. Bệnh nhân đang mắc bệnh do vi nấm gây ra. Câu 13: Ở một loài thực vật lưỡng bội 2n = 6 đã xuất hiện đột biến thể ba nhiễm. Tế bào ở hình nào dưới đây chứa bộ nhiễm sắc thể của thể đột biến này? DeThiKhoaHocTuNhien.com Bộ 27 Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com A. Hình 4. B. Hình 3. C. Hình 1. D. Hình 2. Câu 14: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa loài A và các loài B, C, D, E, người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về DNA của các loài này so với DNA của loài A. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với DNA của loài A) như sau: Loài sinh vật Loài A Loài B Loài C Loài D Loài E Tỉ lệ % giống DNA loài A 100% 72% 88% 98% 92% Quan hệ họ hàng giữa loài A và các loài B, C, D, E là A. A → D → C → B → E. B. A → B → C → D → E. C. A → D → E → C → B. D. A → B → C → E → D. Câu 15: Để tìm hiểu về một hội chứng di truyền, người ta đã so sánh bộ nhiễm sắc thể của một người bình thường và một người mắc hội chứng di truyền (người số 1 và người số 2). Bộ nhiễm sắc thể của hai người này được thể hiện ở Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về đặc điểm di truyền được mô tả trong hình trên? A. Hội chứng di truyền của người trong hình trên được tìm hiểu bằng phương pháp nghiên cứu di truyền học phân tử. B. Hai người trên đều mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n). C. Người số 1 là người bình thường; người số 2 mắc hội chứng di truyền. D. Hội chứng di truyền mà người số 1 mắc phải là hội chứng Down. Câu 16: Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng 4 bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4. Cả 4 bình đều đựng hạt đỗ xanh (đậu xanh). Bình 1: chứa 1 kg hạt mới nhú mầm. Bình 3: chứa 1 kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín. Bình 2: chứa 1 kg hạt khô. Bình 4: chứa 0,5 kg hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết các điều kiện khác ở 4 bình như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Sau 2 giờ nhiệt độ ở bình nào cao nhất? A. Bình 4. B. Bình 1. C. Bình 3. D. Bình 2. DeThiKhoaHocTuNhien.com Bộ 27 Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com Câu 17: Do thiếu thức ăn, nơi ở, nhiều cá thể trong quần thể cá, chim, thú, đánh lẫn nhau, doạ nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác nhằm bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản. Kết quả dẫn tới mỗi nhóm cá thể bảo vệ một khu vực sống riêng, một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn. Đây là biểu hiện của mối quan hệ nào dưới đây? A. Cộng sinh. B. Cạnh tranh. C. Hỗ trợ. D. Hội sinh. Câu 18: Năm 1990, trong dự án khôi phục lại các cánh rừng bị chặt phá, một khu rừng bị chặt phá hết các cây gỗ to, chỉ còn lại các cây bụi, quá trình phục hồi đã trải qua ba giai đoạn chủ yếu được coi như một diễn thế sinh thái. Trong quá trình diến thế đó có 4 loại thực vật kí hiệu A, B, C, D lần lượt xuất hiện với đặc điểm sinh thái của từng loài như sau: + Loài A: cây gỗ, kích thước lớn, phiến lá to, mỏng, mặt lá bóng, màu lá sẫm, mô giậu kém phát triển. + Loài B: cây gỗ, kích thước lớn, phiến lá nhỏ, dày và cứng, màu nhạt, mô giậu phát triển. + Loài C: thân thảo, phiến lá nhỏ, thon dài, hơi cứng, gân lá phát triển. + Loài D: thân thảo, phiến lá to, mỏng, màu xanh đậm, mô giậu không phát triển. Phát biểu nào sau đây là chưa đúng về quá trình diễn thế sinh thái trong khu rừng này? A. Ở giai đoạn quần xã đỉnh cực, loài B xếp ở tầng cao nhất trong quần xã. B. Loài D là loài xuất hiện cuối cùng trong diễn thế sinh thái này. C. Loài C là loài xuất hiện đầu tiên trong diễn thế sinh thái này. D. Diễn thế sinh thái xảy ra trong khu rừng này là diễn thế nguyên sinh. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Khi tiến hành đo chỉ số đường huyết của bác X ở các thời điểm khác nhau trong ngày, các kĩ thuật viên đã thu được kết quả thể hiện qua đồ thị (Hình 5) a) Chỉ số đường huyết của bác X tăng lên sau bữa ăn. b) Bữa ăn tối của bác X giàu chất đường bột nhất trong ngày. c) Ở thời điểm 20h tuyến tụy tăng tiết glucagon. d) Bác X đang bị bệnh tiểu đường vì vậy cần tuyệt đối không đưa chất đường bột vào khẩu phần ăn. Câu 2: Tại một cơ sở nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học nghiên cứu sự biểu hiện gene của vi khuẩn dựa trên sự biểu hiện gene lacZ (mã hóa enzyme 1 – E1) và gene lacY (mã hóa enzyme 2 – E2) thuộc operon lac phụ thuộc DeThiKhoaHocTuNhien.com Bộ 27 Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com vào sự có mặt của lactose trong môi trường nuôi cấy. Bằng kỹ thuật gây đột biến nhân tạo, người ta đã tạo ra được các chủng vi khuẩn khác nhau và được nuôi cấy trong hai môi trường: không có lactose và có lactose. Sự biểu hiện gene của bốn 4 chủng vi khuẩn (A, B, C, D) được thể hiện ở bảng 4 Chủng vi khuẩn Không có lactose Có lactose E1 E2 E1 E2 A - - + + B - - - + C - - - - D + + + + Bảng 4 (+: sản phẩm được tạo ra; -: sản phẩm không được tạo ra hoặc tạo ra không đáng kể) a) Chủng A là chủng vi khuẩn E. coli bình thường. b) Chủng E. coli kiểu dại bị đột biến ở gene lacZ tạo ra chủng B. c) Chủng C tạo ra do đột biến ở vùng O hoặc đột biến ở cả gene lacZ và gene lacY của chủng E. coli kiểu dại. d) Chủng D tạo ra do đột biến ở lacI hoặc đột biến vùng P của chủng E. coli kiểu dại. Câu 3: Nghiên cứu biến động quần thể cá Dảnh (Puntioplites proctozystron) ở Búng Bình Thiên (tỉnh An Giang) nhằm xác định sự biến động kích cỡ và số lượng cá Dảnh, các tham số tăng trưởng làm cơ sở cho việc khai thác và quản lí nguồn lợi thuỷ sản. Nghiên cứu tại Búng Bình Thiên từ tháng 7/2018 - 6/2019 với 12 đợt thu mẫu tương ứng 12 tháng. Dụng cụ thu mẫu có mắt lưới từ 0,5 cm đến 4,5 cm, sử dụng thu cá ở các kích cỡ và các tầng nước khác nhau. Mẫu cá được cân (g/cá thể) và đo chiều dài tổng (cm). Kết quả thu được 1975 cá thể với nhiều kích cỡ khác nhau trong cùng 1 thời điểm, trong đó cá cỡ nhỏ chiếm tỉ lệ cao trong mùa mưa và mùa lũ, cá kích cỡ lớn chiếm tỉ lệ cao trong mùa khô tháng 3-7. Kết quả cho thấy có 2 đợt bổ sung cá thể trong quần thể là tháng 1-2 và tháng 9 do cá đẻ và kết hợp cá từ nước lũ thượng nguồn. Cá thể thu được có chiều dài tổng lớn nhất là 23 cm vào tháng 5, trong khi chiều dài tối đa của loài cá này có thể đạt được là 30 cm, số lượng cá thể có kích cỡ lớn (18-23 cm) có rất ít, không bắt gặp cá dài hơn 23,5 cm. (Nguồn: Nguyễn Hoàng Huy, Trần Văn Việt, Âu Văn Hoá và Phạm Thanh Liêm, 2021. Biến động quần thể cá dảnh (Puntioplites proctozystron BLEEKER, 1865) ở Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 57, Số 1B (2021): 170-176) a) Quần thể cá Dảnh có sự biến động về số lượng cá thể theo chu kì. b) Kích thước của quần thể cá Dảnh ngoài phụ thuộc vào tỉ lệ sinh sản còn phụ thuộc vào tỉ lệ cá thể nhập cư. c) Quần thể cá Dảnh có sự tăng trưởng liên tục theo tiềm năng sinh học. d) Quần thể cá Dảnh có kích thước tương đối lớn với nhiều nhóm tuổi khác nhau chứng tỏ việc đánh bắt cá Dảnh ở vùng biển này chưa khai thác hết tiềm năng do vậy trong thời gian tới cần tăng cường đánh bắt ở tất cả các thời điểm trong năm để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. DeThiKhoaHocTuNhien.com Bộ 27 Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com Câu 4: Để xác định quy luật di truyền chi phối sự hình thành màu sắc hoa một nhóm học sinh đã tiến hành các phép lai giữa các cây thuộc các dòng thuần chủng hoa trắng khác nhau, Bảng 2 là kết quả thu được ở đời F1: Bảng 2 Phép lai P F1 1 Dòng hoa trắng (1) x Dòng hoa trắng (2) 100% hoa trắng 2 Dòng hoa trắng (2) x Dòng hoa trắng (3) 100% hoa trắng 3 Dòng hoa trắng (1) x Dòng hoa trắng (3) 100% hoa xanh Biết quá trình phát sinh giao tử không xảy ra đột biến. a) Màu sắc hoa được quy định bởi gene đa alelle. b) Tính trạng màu sắc hoa di truyền bởi quy luật trội không hoàn toàn. c) Nếu cho các cây hoa xanh ở phép lai 3 tự thụ phấn thì trong số kiểu hình hoa trắng thu được ở đời con tỉ lệ cây hoa trắng thuần chủng chiếm 42,86%. d) Khi cho cây hoa xanh ở phép lai 3 lai với dòng hoa trắng (1) hoặc (2) đời con đều cho 50% hoa xanh. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. Câu 1: Ở thỏ, tính trạng màu sắc lông do một gene có hai allele quy định, allele A quy định lông đen trội không hoàn toàn so với allele a lông trắng, kiểu gene Aa cho kiểu hình lông xám. Nhóm nghiên cứu sinh tiến hành thống kê số lượng các cá thể của hai quần thể khác nhau thuộc một loài thì thấy số lượng cá thể của hai quần thể là như nhau nhưng tỉ lệ các kiểu gene thì khác nhau như biểu đồ Hình 7 dưới đây: Do điều kiện môi trường sống của quần thể 2 có sự thay đổi nên có 20% số cá thể có kiểu gene Aa và 30% số cá thể có kiểu gene aa đã di cư sang quần thể 1. Hãy xác định tần số allele a trong quần thể 1 sau khi có hiện tượng nhập cư (Hãy thể hiện kết quả bằng số thập phân và làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy.) Câu 2: Khiếm thính là hiện tượng giảm một phần hay toàn bộ khả năng cảm nhận về âm thanh gây ra bởi môi trường hoặc sai hỏng gene. Khoảng 50% trường hợp là khiếm thính di truyền do gene gây ra, trong đó khiếm thính di truyền không hội chứng chiếm tới 70%. Hiện nay có hơn 160 gene được xác định là có liên quan đến khiếm thính di truyền không hội chứng, trong đó gene GJB2 nằm trên nhiễm sắc thể 13 là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh. DeThiKhoaHocTuNhien.com Bộ 27 Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com Nghiên cứu xác định đột biến trong gene GJB2 ở một gia đình người Việt Nam có hai con mắc bệnh khiếm thính không hội chứng. Sau khi so sánh trình tự gene thu được với trình tự gene công bố trên ngân hàng dữ liệu gene quốc tế GeneBank, đột biến đồng hợp tử c.235 delC đã được tìm thấy ở cả hai bệnh nhi; trong khi cả bố và mẹ hai bệnh nhi này đều mang đột biến dị hợp tử c.235delc. Đây là đột biến di truyền gây bệnh làm thay đổi khung dịch mã tạo ra một chuỗi polypeptide ngắn hơn gây mất chức năng của protein. (Nguồn: Nguyền Thuỳ Dương, Phi Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Xuân, Huỳnh Thị Thu Huệ,Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Đăng Tôn, Nguyễn Tuyết Xương, Xác định đột biến gene GJB2 ở một gia đình bệnh nhân có hai con bị khiếm thính, Bệnh viện Nhi trung ương) Trong các nhận định dưới đây, hãy sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn các nhận định đúng 1) Bệnh khiếm thính do đột biến gene GJB2 trên NST giới tính X. 2) Đột biến gene GJB2 trội gây bệnh khiếm thính di truyền. 3) Đột biến gene GJB2 làm giảm số lượng amino acid được tổng hợp trong quá trình dịch mã. 4) Kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa lớn trong công tác tư vấn di truyền về bệnh khiếm thính do di truyền. Câu 3: Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T. Monococcum có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 AA) lai với loài cỏ dại (T. Speltoides có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 BB) đã tạo ra con lai số 1. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. Dicoccum). Loài lúa mì (T. Dicoccum) lai với loài lúa mì hoang dại (A. Squarrosa) có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 DD) đã tạo ra con lai số 2. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. aestivum). Hãy xác định số lượng nhiễm sắc thể của con lai số 2. Câu 4: Cho các loài sau: 1) Rêu. 2) Vi khuẩn lam. 3) Người. 4) Chuột. 5) Nấm men. 6) Vi khuẩn cổ. Hãy sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé (dựa vào độ phức tạp của cơ thể) các loài có quá trình tái bản DNA như sơ đồ dưới đây? Câu 5: Hình 8 mô tả khu vực phân bố và mật độ của 4 quần thể cây thuộc 4 loài khác nhau trong một khu vực sống có diện tích 10 ha (tại thời điểm t). Biết diện tích phân bố của 4 quần thể A, B, C, D lần lượt là 2,5 ha; 1,2 ha; 2 ha; 1,7 ha. Quần thể có kích thước lớn nhất chênh lệch bao nhiêu cá thể so với quần thể có kích thước nhỏ nhất? DeThiKhoaHocTuNhien.com Bộ 27 Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com Câu 6: Theo dõi sự phân bào giảm phân của 20 tế bào sinh tinh của một cơ thể có kiểu gene AaBb. Hình 6 dưới đây thể hiện 3 kiểu sắp xếp nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân I và sự phân li của nhiễm sắc thể ở kì sau của giảm phân I, trong đó có một tế bào diễn ra theo trường hợp 3, các tế bào còn lại diễn ra theo trường hợp 1 hoặc trường hợp 2, các giai đoạn còn lại của giảm phân diễn ra bình thường. Trong các nhận định dưới đây, hãy sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn các nhận định không đúng. 1) Có 3 nhóm tinh trùng được tạo ra, đó là nhóm tinh trùng mang bộ NST n, n - 1, n + 1. 2) Nhóm tinh trùng có bộ nhiễm sắc thể n + 1 có số lượng nhiều gấp đôi nhóm tinh trùng n – 1. 3) Có 4 loại tinh trùng bình thường được tạo ra với tỉ lệ luôn luôn bằng nhau. 4) Loại tinh trùng AB có số lượng nhiều hơn gấp 19 lần loại tinh trùng Abb. DeThiKhoaHocTuNhien.com
File đính kèm:
bo_27_de_thi_thu_tot_nghiep_thpt_2025_mon_sinh_hoc_co_dap_an.docx