Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2015 môn Sinh Học (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2015 môn Sinh Học (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2015 môn Sinh Học (Có đáp án)
Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2015 môn Sinh Học (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI MINH HỌA - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút. Câu 1. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật? (1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma. (2) Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường. (3) Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính , cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. (4) Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2. Hình vẽ bên mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nào sau đây ? A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. C. Chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể. Câu 3. Một trong những đặc điểm của các gen ngoài nhân là A. không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân đột biến. B. có khả năng nhân đôi và phiên mã. C. luôn tồn tại thành từng cặp alen. D. chỉ mã hóa cho các prôtêin tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể. Câu 4. Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI với số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau: Thể đột biến I II III IV V VI Số lượng NST trong một tế bào sinh dưỡng 48 84 72 36 60 25 Trong các thể đột biến trên có bao nhiêu thể đa bội lẻ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 5. Khi làm tiêu bản tạm thời để quan sát nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi, cần sử dụng oocxêin axêtic để A. nhuộm màu các nhiễm sắc thể. B. các nhiễm sắc thể tung ra và không chồng lấp nhau. DeThiKhoaHocTuNhien.com Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2015 môn Sinh Học (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com Câu 12. Khi nói về quy luật di truyền, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quy luật phân li là sự phân li đồng đều của các cặp tính trạng. B. Gen trong tế bào chất di truyền theo dòng mẹ. C. Sự phân li độc lập của các gen làm giảm biến dị tổ hợp. D. Sự liên kết gen hoàn toàn làm tăng biến dị tổ hợp. Câu 13. Theo quy luật phân li độc lập, nếu F1 có n cặp gen dị hợp tử thì ở F2 có số loại kiểu gen là A. 2n . B. 4n. C. 3n+1. D. 3n. Câu 14. Cho một cây lưỡng bội (I) lần lượt giao phấn với 2 cây lưỡng bội khác cùng loài, thu được kết quả sau: Với cây thứ nhất, đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 150 cây thân cao, quả bầu dục; 30 cây thân thấp, quả tròn. Với cây thứ hai, đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 30 cây thân cao, quả bầu dục; 150 cây thân thấp, quả tròn. Cho biết tính trạng chiều cao cây được quy định bởi một gen có hai alen (A và a), tính trạng hình dạng quả được quy định bởi một gen có hai alen (B và b ), các cặp gen này đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và không xảy ra đột biết. Kiểu gen của cây (I) là Ab Ab AB A. . B. . C. . D. . ab aB ab ab ab Câu 15. Khi nói về liên kết gen, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ở tất cả các loài động vật, liên kết gen chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái. B. Liên kết gen luôn làm tăng biến dị tổ hợp. C. Số nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài đó. D. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể luôn di truyền cùng nhau. Câu 16. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1 ? Ab aB Ab aB AB Ab ab ab A. . B. . C. . D. . ab × ab ab × aB = × = aB × ab aB ab Câu 17. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình? A. AaBB × aaBb. B. Aabb × aaBb. C. AABB × Aabb. D. AaBb × aaBb. Câu 18. Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cầy do nhiều gen phân li độc lập (mỗi gen đều có 2 alen) tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp. Cứ mỗi alen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 10 cm . Cho cây cao nhất giao phấn với cây thấp nhất có chiều cao 120 cm , thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 7 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, cây có chiều cao 130 cm ở F2 chiếm tỉ lệ A. 1/64. B. 3/32. C. 9/64 D. 15/64. Câu 19. Giao phấn giữa hai cây hoa trắng (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ: 7 cây hoa trắng. Lấy ngẫu nhiên DeThiKhoaHocTuNhien.com Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2015 môn Sinh Học (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com A. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ. B. Quần thể gồm 75% các cây hoa màu đỏ và 25% các cây hoa màu trắng. C. Quần thể gồm 50% các cây hoa màu đỏ và 50% các cây hoa màu trắng. D. Quần thể gồm tất cả các cây có hoa trắng. Câu 26. Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,2AA:0,4Aa:0,4aa. Sau một thể hệ ngẫu phối thu được F1, từ F1 người ta cho tự thụ phấn bắt buộc qua hai thế hệ thu được F3. Theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể này ở F3 là: A. 0,375AA:0,050Aa:0,575aa. B. 0,34AA:0,12Aa:0,54aa. C. 0,16AA:0,48Aa:0,36aa. D. 0,2AA:0,4Aa:0,4aa. Câu 27. Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường: alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 96%. Cho các cây hoa đỏ trong quần thể đó giao phấn với cây hoa trắng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là: A. 5 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. B. 15 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. C. 6 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. D. 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. Câu 28. Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Uu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở F1 và sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo. B. Ưu thế lai có thể biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng. C. Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng để làm thương phẩm. D. Ưu thế lai chỉ biểu hiện ở phép lai thuận. Câu 29. Trong kĩ thuật chuyển gen, để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, người ta không sử dụng những cấu trúc nào sau đây làm thể truyền? (1) Plasmit. (2) ARN. (3) Ribôxôm. (4) ADN thể thực khuẩn. A. (1), (2). B. (2), (3). C. (3), (4). D. (1),(4). Câu 30. Cho các thành tựu sau: (1) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp 훽 - carôten (tiền chất tạo vitamin A ) trong hạt. (2) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen. (3) Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa. (4) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt. (5) Tạo giống cây trồng song nhị bội hữu thụ. Có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng công nghệ gen? A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 31. Ở người, bệnh nào sau đây do alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định? A. Ung thư máu. B. Máu khó đông. C. Bạch tạng. D. Phêninkêto niệu. Câu 32. Cho biết một số bệnh, tật và hội chứng di truyền ở người: (1) Tật có túm lông trên vành tai. DeThiKhoaHocTuNhien.com Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2015 môn Sinh Học (Có đáp án) - DeThiKhoaHocTuNhien.com Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li trước hợp tử? A. (2), (3). B. (1), (4). C. (3), (4). D. (1), (2). Câu 36. Phát biểu nào sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm của Đacuyn? A. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường. B. Chọn lọc tự nhiên đào thải các cá thể mang đột biến có hại. C. Chọn lọc tự nhiên tác động lên cá thể nhưng kết quả là tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường. D. Nguyên liệu chủ yếu của chọn lọ̣c tự nhiên là các đột biến gen. Câu 37. Cho các nhân tố sau: (1) Chọn lọ̣c tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di - nhập gen. Có bao nhiêu nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 38. Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau: Thành phần kiểu gen Thế hệ AA Aa aa P 0,50 0,30 0,20 F1 0,45 0,25 0,30 F2 0,40 0,20 0,40 F3 0,30 0,15 0,55 F4 0,15 0,10 0,75 Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này? A. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp. C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn. D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọ̣c tự nhiên loại bỏ dần. Câu 39. Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở A. kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh. B. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh. C. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh. D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh. DeThiKhoaHocTuNhien.com
File đính kèm:
- de_thi_minh_hoa_tot_nghiep_thpt_2015_mon_sinh_hoc_co_dap_an.docx